Dịch vụ visa Trung Quốc, thủ tục xin visa đi Trung Quốc tại Hà Nội,TP HCM
Tư vấn dịch vụ 0913.292.799

Trung Quốc: Trả giá vì đầu tư và tín dụng tràn lan

02/07/2023

Đến thời điểm này có thể nói “cơn bão” mới nhất đã tan trên thị trường tài chính Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích cảnh báo những khó khăn đối với Trung Quốc mới chỉ bắt đầu, khi nền kinh thế lớn thứ hai thế giới phải trả giá cho những năm tháng đầu tư tràn lan, thả lỏng tín dụng để tăng tốc nhịp độ phát triển

Những quan ngại

 

Giá cổ phiếu tại Hong Kong và Trung Quốc đại lục phiên 2/7 đã rời khỏi mức đỉnh của hơn một tuần vì sự sa sút của nhóm cổ phiếu ngân hàng, trong bối cảnh nhà đầu tư thất vọng về con số 36 tỷ NDT (5,9 tỷ USD) mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đưa vào hệ thống.

Jackson Wong, một viên chức quản lý tại Tanrich Securities, nhận định rủi ro chính sách đối với Trung Quốc vẫn cao và không thể tan đi trong một sớm một chiều. PBoC không mạnh tay như kỳ vọng của thị trường.

Tờ China Daily số ra ngày 2/7 dẫn lời một quan chức cho biết tới cuối năm nay, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ khởi động một hệ thống bảo hiểm tiền gửi, tạo ra một “tấm lưới an toàn” cho các cá nhân và tổ chức gửi tiền ở ngân hàng.

Mặc dù không “đúng ý” thị trường, nhưng 36 tỷ NDT của PBoC cũng giúp lãi suất liên ngân hàng của Trung Quốc tiếp tục hạ trong ngày 2/7.

Trung Quốc: Trả giá vì đầu tư và tín dụng tràn lan

Các nhà giao dịch dự báo lãi suất này sẽ sớm quay lại mức trước khi xuất hiện cơn hỗn loạn trong khu vực tài chính Trung Quốc – nhân tố khiến thị trường toàn cầu quay cuồng. Cụ thể, ngày 2/7, lãi suất repo qua đêm giảm 63 điểm cơ bản, xuống 3,79%, trong khi lãi suất 14 ngày giảm gần 100 điểm cơ bản, xuống 5,09%.

Trong khi đó, cách đây gần hai tuần, lãi suất qua đêm Shibor – thước đo chi phí đi vay liên ngân hàng – đã lập kỷ lục 13,44%.

PBoC cho rằng hiện tượng này xuất phát từ một loạt yếu tố gồm tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh, nhu cầu tiền mặt tăng trong Lễ hội Thuyền rồng cùng những biến động trên thị trường ngoại hối, và các ngân hàng “găm” tiền để đáp ứng yêu cầu về dự trữ tiền mặt…

Shibor được ví như lãi suất liên ngân hàng London (Libor) của Trung Quốc. Một số chuyên gia liên tưởng lại việc Libor tăng vọt trước khi Lehman Brothers phá sản năm 2008. Shibor sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến diễn biến của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong ngắn hạn.

Một trong những dấu hiệu cho thấy “cơn khát” thanh khoản trên thị trường tài chính Trung Quốc đã dịu đi là trái phiếu lãi suất cố định kỳ hạn 1 năm của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc phiên 2/7 có lợi suất 3,91%, trong khi thị trường dự đoán con số này là 4,09%.

Khu vực ngân hàng lộ “bệnh”

Mạng tin tình báo Strafor nhận định hiện tượng lãi suất liên ngân hàng tại Trung Quốc tăng vọt vừa qua có thể chỉ là khó khăn tạm thời nhưng đã phản ánh những điểm yếu trong hệ thống ngân hàng nước này. Bất ổn tài chính nếu tiếp diễn sẽ là rào cản lớn đối với nỗ lực cải cách, tái cân bằng kinh tế của Bắc Kinh.

Theo Stratfor, dù lãi suất liên ngân hàng sau tháng Bảy có thể giảm thì căng thẳng giữa các ngân hàng thương mại với PBoC đã làm bộc lộ những rủi ro và thách thức lớn đối với Trung Quốc.

Có những ý kiến đồn rằng PBoC đã phải tung gói cứu trợ khẩn cấp trị giá khoảng 65 tỷ USD cho hai trong số bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất là Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Công thương Trung Quốc.

Nếu những đồn đoán này chính xác, nó cho thấy việc thiếu tiền mặt đã không chỉ giới hạn ở các ngân hàng nhỏ và trung bình như Everbright Bank, ngân hàng bị phá sản ngày 6/6. Trong trường hợp hai trong số bốn ngân hàng này có vấn đề, toàn bộ hệ thống tài chính Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Giới phân tích cho rằng với việc để lãi suất liên ngân hàng đột ngột tăng cao trong thời gian qua, PBoC phát đi tín hiệu rằng kỷ nguyên của tín dụng dễ dãi, thứ thúc đẩy hệ thống ngân hàng “ngầm” bùng nổ sẽ phải kết thúc.

Ngày 24/6, PBoC đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tập trung cho vay phục vụ các hoạt động kinh tế hơn là cho các hoạt động đầu cơ tài chính.

Các vấn đề trong hệ thống tài chính Trung Quốc đã tạo ra những quan ngại rằng chính sự bùng nổ tín dụng từ năm 2009 đã đem đến các rủi ro mang tính hệ thống, có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của Bắc Kinh. Thậm chí, dù với kịch bản nhẹ nhàng hơn, sức ép buộc các ngân hàng phải cắt giảm cho vay rủi ro, tăng dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm tín dụng cho tăng trưởng kinh tế.

Thực tế thì đã có nhiều cảnh báo từ các ngân hàng thương mại về việc hạn chế cho vay hoặc tăng lãi suất thời gian tới.

Nguy cơ tăng trưởng chậm

Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất hành kinh, thời gian gần đây ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc. Trên thực tế, nỗi lo lắng ngày một lớn dần khi lãi suất tăng và thị trường nhà đất bắt đầu hạ nhiệt.

Trung Quốc đang đối mặt thách thức lớn nhất trong một thập niên qua: thay vì phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng, sẽ phải tập trung vào sức tiêu thụ nội địa.

Các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và giới phân tích đều nhất trí sự cần thiết phải thay đổi cơ cấu kinh tế, nhưng có ít ý tưởng cụ thể về việc thực hiện cải cách, nhất là khi cải cách ảnh hưởng tới lợi ích của các doanh nghiệp quốc doanh.

Chuyên gia kinh tế Zhang Zhiwei thuộc Nomura dự báo trong bối cảnh xuất khẩu sa sút và nhu cầu nội địa không mấy sáng sủa, có thể Trung Quốc không với tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5% trong năm nay.

Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc vẫn có thể đạt mức tăng GDP trung bình 7% trong vài năm tới. Chỉ riêng tăng trưởng do tiêu dùng chi phối (thay vì đầu tư và thương mại) có thể duy trì tốc độ phát triển 3-4% cho GDP của Trung Quốc. Vấn đề là liệu tiêu dùng có “bền sức” khi đầu tư giảm mạnh hay không.

Trong khi đó đang gia tăng những quan ngại đối với một nền kinh tế Trung Quốc “siêu mạnh,” và Bắc Kinh phải chấp nhận đương đầu với khoản nợ đã tích tụ trong thập niên qua./.

(BTP)

 

Cùng danh mục

Số lần chiến đấu cơ Nhật chặn máy bay Trung Quốc cao kỷ lục

Máy bay chiến đấu của Nhật năm ngoái phải cất cánh 415 lần để ứng phó với máy bay Trung Quốc, mức cao kỷ lục trong bối cảnh quan hệ hai nước vẫn đang căng thẳng vì những tranh chấp chủ quyền và các vấn đề lịch sử.

Triển lãm tình dục hút mắt đàn ông Trung Quốc

Miệng há hốc, mồ hôi vã ra, Chen Weizhou nhìn chằm chằm vào một cặp búp bê có kích thước như người thật diện đồ lót ren mỏng manh, trong khi hướng dẫn viên đang ca ngợi hiệu ứng khi các "nàng" này trút bỏ xiêm y.  

Trung Quốc choáng váng nhìn “con Rồng” thứ 6 của Nhật Bản xuống nước

Trước đây, khi Hải quân Nhật thông báo kế hoạch dự kiến đến năm 2015, Nhật sẽ có đủ 10 tàu ngầm AIP lớp Soryu, đưa khả năng tác chiến ngầm lên một tầm cao mới thì rất nhiều người coi kế hoạch này là không tưởng.  

Trung Quốc “chơi” chiến tranh phi đối xứng, Mỹ gặp “vố đau“?

So sánh tương quan lực lượng, Bắc Kinh thừa hiểu, ít nhất 20-30 năm nữa mới là đối thủ của Washington, song vẫn tự tin với chiến lược chiến tranh phi đối xứng chống Mỹ.

Malaysia và Trung Quốc sẽ tập trận chung

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia ngày 30/10, khi đang công du Trung Quốc, đã tiết lộ Malaysia và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung lần đầu tiên vào năm tới 2014.  

Trung Quốc lập kỷ lục mới về số tỷ phú USD

Tạp chí Forbes danh tiếng đã xác định có 168 tỷ phú ở Trung Quốc trong bảng Danh sách người giàu Trung Quốc hàng năm. Đây là con số kỷ lục mới, vượt con số rất cao, 146 tỷ phú, vào năm 2011.  

Dịch vụ visa tại: Hà Nội: P.12A03, tòa nhà 17T10, đường Nguyễn Thị Định, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Cầu Giấy
Tel: 04. 62927343 - Hotline: 0904.104.238 - 094.683.95.99
Dịch vụ visa tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 37/54 đường Trần Đình Xu, phường Cầu Kho, quận 1- Điện thoại:08.38388803 - Hotline: 0903.103.889