Dịch vụ visa Trung Quốc, thủ tục xin visa đi Trung Quốc tại Hà Nội,TP HCM
Tư vấn dịch vụ 0913.292.799

Trung Quốc mưu toan “đảo chính” ở Thái Bình Dương

14/07/2023

Theo giáo sư người Mỹ Richard Thornton, Trung Quốc vẫn mưu toan “đảo chính” ở Thái Bình Dương, bất chấp những tuyên bố hòa dịu gần đây.

Đội tàu chiến Trung Quốc bắn đạn thật trên Biển Nhật Bản.

Đội tàu chiến Trung Quốc bắn đạn thật trên Biển Nhật Bản.

Trong một bài viết đăng trên Asia Times Online ngày 15/7, Richard Thornton – giáo sư Lịch sử và Quan hệ quốc tế tại Đại học George Washington (Mỹ) – cho rằng Trung Quốc đang thách thức trật tự quốc tế do Mỹ thiết lập ở Đông Á sau Chiến tranh thế giới thứ II.

Trung Quốc đang cố gắng tận dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng để tạo ra vị thế lớn hơn, có tính chất thống trị bằng cách yêu sách chủ quyền đối với các đảo ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Trong khi đó, không mấy người nhận ra rằng Trung Quốc đang nỗ lực lật đổ các nền tảng pháp lý của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Theo giáo sư Thornton, việc Trung Quốc đang thách thức chủ quyền của Nhật Bản ở quần đảo Senkaku là một nỗ lực nhằm xóa bỏ toàn bộ trật tự quốc tế đã được hình thành theo Hiệp ước San Francisco tháng 9/1951.

Thật trớ trêu, trong khi phản đối các điều khoản của Hiệp ước Hòa bình San Francisco vào thời điểm đó, Trung Quốc không hề đả động đến quần đảo Senkaku. Thật vậy, một báo cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 15/5/1950 còn thừa nhận chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku, khi liên kết các hòn đảo trong chuỗi đảo Ryukyu.

Cách đây hơn nửa thế kỷ, Trung Quốc vẫn còn quá yếu, khó có thể yêu sách chủ quyền. Nhưng với sức mạnh quân sự ngày càng tăng, hiện thời Trung Quốc đã tái kích hoạt những tuyên bố chủ quyền cũ và phát minh ra những yêu sách chủ quyền mới. Việc Trung Quốc gây áp lực quân sự để buộc Nhật Bản từ bỏ quần đảo Senkaku là  một thách thức không chỉ đối với Nhật Bản, mà còn cả đối với Mỹ .

Mỹ quản lý quần đảo Senkaku trong giai đoạn 1951-1971, nhưng sau đó đã trao lại cho Nhật Bản. Do đó, quần đảo Senkaku và Okinawa có trong quy định của Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật Bản năm 1960, trong đó Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản trước một cuộc tấn công từ bên ngoài. Nếu Mỹ từ chối hậu thuẫn Nhật Bản trước thách thức của Trung Quốc về quần đảo Senkaku, điều này sẽ làm mất hiệu lực bảo đảm an ninh của Mỹ đối với Nhật Bản, khiến người ta nghi ngờ về cam kết liên minh và làm suy yếu vị thế của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, cả về mặt pháp lý lẫn thực tiễn.

Liệu Tổng thống Obama có duy trì những nghĩa vụ theo Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật Bản và duy trì Hiệp ước San Francisco hay tìm cách “định nghĩa lại” những cam kết cũ vì không muốn đối đầu với Trung Quốc?

Việc Washington nhượng bộ trước những thách thức của Trung Quốc đối với Nhật Bản về quần đảo Senkaku sẽ đồng nghĩa với việc từ bỏ trật tự quốc tế mà Mỹ đã thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ II và mở đường cho Trung Quốc thống trị các quốc gia lân cận trong khu vực.

Kết cục đáng buồn là kết thúc sự thống trị của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và trở lại cái thời kỳ “Thiên triều” cai trị các nước chư hầu như thời phong kiến Trung Quốc thịnh trị trước đây.

(KHKTVN)

 

Cùng danh mục

Số lần chiến đấu cơ Nhật chặn máy bay Trung Quốc cao kỷ lục

Máy bay chiến đấu của Nhật năm ngoái phải cất cánh 415 lần để ứng phó với máy bay Trung Quốc, mức cao kỷ lục trong bối cảnh quan hệ hai nước vẫn đang căng thẳng vì những tranh chấp chủ quyền và các vấn đề lịch sử.

Triển lãm tình dục hút mắt đàn ông Trung Quốc

Miệng há hốc, mồ hôi vã ra, Chen Weizhou nhìn chằm chằm vào một cặp búp bê có kích thước như người thật diện đồ lót ren mỏng manh, trong khi hướng dẫn viên đang ca ngợi hiệu ứng khi các "nàng" này trút bỏ xiêm y.  

Trung Quốc choáng váng nhìn “con Rồng” thứ 6 của Nhật Bản xuống nước

Trước đây, khi Hải quân Nhật thông báo kế hoạch dự kiến đến năm 2015, Nhật sẽ có đủ 10 tàu ngầm AIP lớp Soryu, đưa khả năng tác chiến ngầm lên một tầm cao mới thì rất nhiều người coi kế hoạch này là không tưởng.  

Trung Quốc “chơi” chiến tranh phi đối xứng, Mỹ gặp “vố đau“?

So sánh tương quan lực lượng, Bắc Kinh thừa hiểu, ít nhất 20-30 năm nữa mới là đối thủ của Washington, song vẫn tự tin với chiến lược chiến tranh phi đối xứng chống Mỹ.

Malaysia và Trung Quốc sẽ tập trận chung

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia ngày 30/10, khi đang công du Trung Quốc, đã tiết lộ Malaysia và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung lần đầu tiên vào năm tới 2014.  

Trung Quốc lập kỷ lục mới về số tỷ phú USD

Tạp chí Forbes danh tiếng đã xác định có 168 tỷ phú ở Trung Quốc trong bảng Danh sách người giàu Trung Quốc hàng năm. Đây là con số kỷ lục mới, vượt con số rất cao, 146 tỷ phú, vào năm 2011.  

Dịch vụ visa tại: Hà Nội: P.12A03, tòa nhà 17T10, đường Nguyễn Thị Định, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Cầu Giấy
Tel: 04. 62927343 - Hotline: 0904.104.238 - 094.683.95.99
Dịch vụ visa tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 37/54 đường Trần Đình Xu, phường Cầu Kho, quận 1- Điện thoại:08.38388803 - Hotline: 0903.103.889